Thành lập công ty cổ phần

Thành lập công ty cổ phần

Nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập và tiến lên nền kinh tế thị trường, với sự phát triển đó thì cần có một hệ thống pháp luật đi kèm để quản lý đồng bộ sự phát triển nhằm đưa nền kinh tế nước ta phát triển một cách lành mạnh và bền vững. Với sự phát triển ngày càng sâu và rộng của loại hình công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì nhu cầu tìm hiểu về luật pháp về thành lập công ty cổ phần để nâng cao sự hiểu biết để bảo vệ quyền lợi cho người đầu tư ngày càng cao.

Thành lập công ty cổ phần
                                               Công ty TNHH SIOLAW- Tổng đài tư vấn 0833898088

1. Tên công ty

Cách đặt tên Công ty cổ phần cũng tương tự như việc đặt tên cho các doanh nghiệp khác theo quy định tại Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020, cụ thể:

(i) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

  • Loại hình doanh nghiệp
  • Tên riêng

(ii) Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

(iii) Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Ngoài ra, tên doanh nghiệp không được vi phạm điều cấm theo quy định tại Điều 38 Luật doanh nghiệp 2020, cụ thể:

(i) Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 Luật doanh nghiệp 2020

(ii) Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

(iii) Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Ví dụ: Công ty cổ phần Song Vũ

2. Địa điểm của doanh nghiệp

Địa chỉ doanh nghiệp phải là địa chỉ rõ ràng (số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) và được quyền sử dụng hợp pháp.

Trường hợp trụ sở đặt tại chung cư, căn hộ, tòa nhà phức hợp… thì công ty cần phải có giấy xác nhận địa chỉ đó có chức năng thương mại, kinh doanh.

Lưu ý:

Căn hộ chung cư chỉ có chức năng để ở, không có chức năng thương mại, kinh doanh thì không được cấp giấy phép kinh doanh tại địa chỉ đó. Chủ đầu tư tại các chung cư, căn hộ, tòa nhà phải cung cấp bản sao y công chứng giấy phép xây dựng, được cấp phép xây dựng, giấy xác nhận… cho phía doanh nghiệp để xác nhận chức năng đăng ký kinh doanh, thương mại, dịch vụ khi doanh nghiệp tiến hành mua, thuê địa điểm đó để làm văn phòng.

Xem thêm về Công ty TNHH một thành viên

3. Ngành nghề kinh doanh

Công ty cổ phần được phép kinh doanh ngành nghề pháp luật không cấm và có đăng ký ngành nghề kinh doanh với cơ quan quản lý nhà nước. Có 2 nhóm ngành nghề kinh doanh.

Ngành nghề kinh doanh không có điều kiện: Là nhóm những ngành nghề mà khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, pháp luật không đòi hỏi bạn phải đáp ứng những điều kiện về chứng chỉ hành nghề hay mức vốn pháp định khi đăng ký.

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Là nhóm ngành nghề mà pháp luật quy định về điều kiện chứng chỉ hành nghề hoặc vốn pháp định khi đăng ký hoạt động.

Doanh nghiệp không được kinh doanh ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh (quy định tại Điều 6 Luật đầu tư 2020), kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của  Luật Đầu tư ( phu lục IV Luật đầu tư) hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động.

Xem thêm về Hộ kinh doanh

4. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần được tổ chức theo 1 trong 2 mô hình quy định tại Điều 137 Luật doanh nghiệp 2020

(i) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.

(ii) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.

5. Vốn

Công ty cổ phần phải có vốn góp từ ít nhất 3 thành viên đồng sáng lập (gọi là cổ đông), có đủ tư cách pháp nhân và không hạn chế số lượng tối đa.

Vốn điều lệ trong công ty cổ phần sẽ được chia thành nhiều phần bằng nhau (gọi là cổ phần).

Theo Luật Doanh nghiệp, không có quy định cụ thể về vốn điều lệ khi thành lập công ty cổ phần, trừ trường hợp ngành nghề đăng ký yêu cầu về vốn pháp định.

Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua.

6. Thủ tục thành lập

Hồ sơ đăng kí thành lập công ty cổ phần

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:
  • Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
  • Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Trên đây là những quy định chung nhất về thành lập công ty cổ phần

Khuyến nghị của Công ty TNHH SIOLAW

Bài viết trong lĩnh vực trên được chuyên gia của Công ty TNHH SIOLAW thực hiện không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có tham khảo kiến thức từ những nguồn tin cậy khác nhau và mang quan điểm của cá nhân tác giả.

Vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, vui lòng liên hệ Công ty TNHH SIOLAW qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 0833898088 để được giải đáp mọi thắc mắc.