Ưu nhược điểm khi thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty
Thành lập công ty, là một bước ngoặt quan trọng của bạn để khởi tạo thương hiệu và có định hướng phát triển rõ ràng. Vậy bạn cần phải hiểu những ưu nhược điểm của nó để có thể đảm bảo rằng “cuộc chiến” của bạn có tính chủ động rõ ràng. Luật Sio Co., Ltd với hơn 10 năm tư vấn thành lập doanh nghiệp sẽ có giúp các bạn tiếp cận thông tin toàn diện nhất về ưu – nhược điêm khi thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty như sau:
Khi bắt dấn thân vào cuộc hành trình trên mặt trận mang tên “thương trường” điều mà chúng tôi muốn khuyên khách hàng là hãy nắm bắt thông tin thật tốt. Hãy tìm hiểu thật rõ về những loại hình doanh nghiệp đang tồn tại và phát triển tại Việt Nam để tìm ra những giá trị thực sự cho bản thân mình.
Hãy cùng Luật Sio Co., Ltd phân tích ưu, nhược điểm của một số loại hình doanh nghiệp cơ bản hiện nay, và cân nhắc lựa chọn loại hình phù hợp với quý khách:
1. Doanh nghiệp tư nhân
Ưu điểm khi thành lập doanh nghiệp tư nhân
-
- Thủ tục thành lập công ty đơn giản.
- Có một chủ sở hữu duy nhất nên người chủ sở hữu hoàn toàn chủ động trong việc quyết định bất cứ vấn đề nào.
- Tự do sử dụng lợi nhuận sau thuế.
- Chủ doanh nghiệp đóng thuế thu nhập cá nhân ngay trên thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Trách nhiệm vô hạn tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi luật pháp như những loại hình công ty khác, những loại hình có quy mô lớn hơn.
Nhược điểm khi thành lập doanh nghiệp tư nhân
-
- Không có tư cách pháp nhân.
- Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trước pháp luật dù đang cho thuê doanh nghiệp hoặc thuê người làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu nghĩa vụ bằng đầy đủ gia sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không dùng số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.
- Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường.
- Không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác.
2. Về Công ty TNHH
Đối với công ty TNHH, có hai loại hình hoạt động chủ yếu dựa vào đối tượng sở hữu gồm: công ty TNHH 1 thành viên, và công ty TNHH 2 thành viên.
Công ty TNHH 1 thành viên:
Ưu điểm:
Lợi thế của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Do có tư cách pháp nhân nên chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu và đây là ưu điểm hơn hẳn nếu so sánh với doanh nghiệp tư nhân;
Nhược điểm:
Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu. Do công ty TNHH một thành viên chỉ do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu, nên khi huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác, sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH hai thành viên.
Công ty TNHH hai thành viên
Ưu điểm:
-
-
- Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;
- Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp;
- Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
-
Nhược điểm:
-
-
- Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu và bị giới hạn đến 50 thành viên.
-
3. Công ty Cổ Phần
Ưu điểm khi thành lập công ty cổ phần
-
- Khả năng huy động vốn đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Điểm nổi bật công ty cổ phần so với các loại hình doanh nghiệp khác là trong quá trình hoạt động có thể tăng vốn điều lệbằng cách phát hành cổ phiếu để kêu gọi đầu tư.
- Công ty cổ phầncó trách nhiệm hữu hạn. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro của cổ đông không cao.
- Sau 03 năm hoạt động thì việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phầnlà tự do và tương đối dễ dàng.
- Có tính ổn định trong kinh doanh: công ty cổ phầncó tư cách pháp nhân độc lập nên nếu có sự rút lui, phá sản của cổ đông thì công ty vẫn tồn tại mà không bị ảnh hưởng.
- Công ty cổ phầncó bộ máy quản trị tương đối hoàn thiện.
Nhược điểm khi thành lập công ty cổ phần
-
- Quá trình quản lý, điều hành tương đối phức tạp do ràng buộc về chế độ tài chính, kế toán theo quy định của pháp luật.
- Với công ty có số lượng cổ đông lớn thì tiến hành họp đại hội đồng cổ đông là tương đối khó khăn, đưa ra quyết định chậm trễ và không đem lại hiệu quả cao.
- Những ngành nghề có tính chất đối nhân không đối vốn như tư vấn luật, dịch vụ kế toán… không được thành lập công ty cổ phần.
- Vấn đề bảo mật tài chính và kinh doanh bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với cổ đông.
4. Công ty hợp danh
Ưu điểm:
-
- Các thành viên góp vốn vào công ty hầu hết đều có quen biết và tin tưởng lẫn nhau cùng góp vốn làm kinh doanh. Do đó việc quản lý dễ dàng hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
- Các thành viên dễ kết hợp với nhau khi làm việc nhóm hơn, tạo hiệu quả cao hơn trong công việc.
- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Do các thành viên góp vốn phải chịu trách nhiệm vô hạn nên dễ thuyết phục đối tác và khách hàng hơn khi kinh doanh.
Nhược điểm:
-
- Do phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty nên đối với các thành viên hợp danh của công ty có rủi ro hơn khi kinh doanh.
- Công ty không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
Để biết thêm những thông tin chi tiết liên quan đến thành lập doanh nghiệp, hãy gọi ngay cho Luật Sio Co., Ltd, chúng tôi sẽ tư vấn hoàn toàn miễn phí tới khách hàng.