Quy định pháp luật về thành lập chi nhánh công ty tại nước ngoài
Bạn đang cần tư vấn về quy định của pháp luật đối với việc thành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài, bài viết dưới đây Tư vấn Luật Sio sẽ giới thiệu những nội dung chính trong luật doanh nghiệp 2014 và các nghị định liên quan quy định về việc thành lập chi nhánh công ty tại nước ngoài để quý doanh nghiệp nghiên cứu tham khảo:
Những quy định của luật về thành lập chi nhánh công ty tại nước ngoài
* Luật doanh nghiệp năm 2014
* Nghị định 48/1999/NĐ-CP quy định về văn phòng đại diện. Chi nhánh của thương nhân và của doanh nghiệp dụ lịch Việt Nam ở trong nước và nước ngoài
* Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh.
Công ty TNHH SIOLAW- Tổng đài tư vấn 0833898088
Nghiên cứu quy định của luật doanh nghiệp về thành lập chi nhánh công ty tại nước ngoài chúng ta có thể hiểu như sau:
Căn cứ vào điều 45 luật doanh nghiệp 2014 quy định về Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp thì:
“1. Chi nhánh, là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”
- Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
Dựa vào quy định tại khoản 1 điều 46 Luật doanh nghiệp 2014 về Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp
“1. Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài…”
Theo quy định tại Nghị định số 48/1999/NĐ-CP Quy định về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân và của doanh nghiệp du lịch Việt Nam ở trong nước, ở nước ngoài:
“Điều 2. Văn phòng đại diện, Chi nhánh
1.Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của thương nhân được thành lập ở trong nước, ở nước ngoài để xúc tiến thương mại hoặc xúc tiến du lịch, nhưng không được hoạt động thương mại hoặc kinh doanh du lịch sinh lợi trực tiếp.
2.Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của thương nhân được thành lập ở trong nước, ở nước ngoài để hoạt động thương mại hoặc kinh doanh du lịch.
3.Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở nước ngoài không trực thuộc Cơ quan đại diện nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước tiếp nhận, nhưng phải báo cáo công việc với người đứng đầu của Cơ quan này.
4.Một thương nhân có thể thành lập một hoặc nhiều Văn phòng đại diện, Chi nhánh ởtrong nước, ở nước ngoài. Trưởng Văn phòng đại diện này có thể kiêm làm Trưởng Văn phòng đại diện khác, nhưng Trưởng Chi nhánh này không được kiêm làm Trưởng Chi nhánh khác hoặc kiêm làm Trưởng Văn phòng đại diện.
Điều 3. Quản lý Nhà nước về hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh
1.Bộ Thương mại chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với mọi hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân theo quy định của Luật Thương mại.
2.Tổng cục Du lịch chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với mọi hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh về du lịch.
3.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thương mại, Tổng cục Du lịch và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi thương nhân đặt trụ sở chính, thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở nước ngoài thuộc lĩnh vực mình quản lý.
4.Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong phạm vi địa phương mình.”
Như vậy rõ ràng việc thành lập Văn phòng đại diện hay Chi nhánh của thương nhân Việt Nam tại nước ngoài, cụ thể theo trường hợp của khách hàng là tại Trung Quốc, thì chủ yếu sẽ tuân theo quy định của pháp luật Trung Quốc về nội dung này.
Về quy trình, thủ tục, theo Nghị định 48/1999/NĐ-CP:
“Điều 7. Thủ tục đăng ký thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở nước ngoài
1.Thương nhân đăng ký thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở nước ngoài gửi cho Cơ quan đăng ký, quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 của Nghị định này, một bộ hồ sơ gồm:
a)Đơn đề nghị được đăng ký thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở nước ngoài trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của thương nhân, mục đích thành lập, nội dung hoạt động, thời gian dự kiến thành lập, địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện, Chi nhánh.
b)Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chứng nhận của cơ quan công chứng.
c)Đối với thương nhân là doanh nghiệp Nhà nước, ngoài các văn bản quy định tại điểm a, điểm b của khoản này, thương nhân còn phải gửi cho Cơ quan đăng ký văn bản chấp thuận của Bộ, cơ quan quản lý ngành ở Trung ương hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ quản.
d)Đối với doanh nghiệp Du lịch thuộc mọi thành phần kinh tế, ngoài các văn bản quy định tại điểm a, điểm b của khoản này, doanh nghiệp còn phải gửi cho Cơ quan đăng ký văn bản chấp thuận của Tổng cục Du lịch.
2.Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký có trách nhiệm cấp cho thương nhân 01 bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thành lậpVăn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân ở nước ngoài và gửi bản sao cho Sở Tài chính, nơi thương nhân đặt trụ sở chính và Bộ Thương mại hoặc Tổng cụcDu lịch (nếu Văn phòng đại diện, Chi nhánh thuộc doanh nghiệp du lịch).
Trường hợp đề nghị của thương nhân không được chấp thuận, Cơ quan đăng ký phải có văn bản thông báo cho thương nhân biết lý do trong thời hạn quy định tại khoản này.
xem thêm : một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp
Điều 8. Báo cáo việc thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở nước ngoài
1.Thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở nước ngoài phải báo cáo với Cơ quan đăng ký việc đã lập hay chưa lập được Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo Giấy chứng nhận đăng ký thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh đã được cấp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh và phải báo cáovới Cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước tiếp nhận về việc lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở nước tiếp nhận trong thời hạn 60ngày, kể từ ngày được nước tiếp nhận cho phép lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh.
- Trường hợp sau 60 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký, thương nhân chưa lập được Văn phòng đại diện, Chi nhánh thì phải báo cáo rõ lý do bằng văn bản với Cơ quan đăng ký. Nếu sau 60 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo về lý do chưa thành lập được Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân mà thươngnhân vẫn chưa lập được Văn phòng đại diện, Chi nhánh thì Cơ quan đăng ký phải có quyết định huỷ bỏ và trực tiếp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đã cấp.”
Để được tư vấn hỗ trợ trực tiếp về dịch vụ thành lập chi nhánh ở nước ngoài, hãy gọi đến tư vấn Luật Sio theo số văn phòng : (024) 395 33666 (Giờ hành chính) Hotline: 083.389.8088 (Hỗ trợ 24/7) . Tư Vấn Luật Sio – khởi tạo thương hiệu Việt.
Trân trọng!