Một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp ?

Khi bắt đầu công việc kinh doanh, chúng ta đều có chung câu hỏi là :” Mỗi cá nhân có thể thành lập bao nhiêu doanh nghiệp ? Liệu bản thân mình có thể thành lập 2 3 doanh nghiệp không ?” không chỉ chúng ta mà cả những chủ công ty, giám đốc đều thắc mắc .Và để giải quyết cho vấn đề trên Luật Sio xin được giải đáp quý bạn đọc như sau

  1. Luật Doanh nghiệp 2005 
    Trước đây, Về nguyên tắc Luật doanh nghiệp năm 2005 không hạn chế số lượng doanh nghiệp tối đa cho một nhà đầu tư thành lập. Nhà đầu tư có thể thành lập bao nhiêu doanh nghiệp là tuỳ ý của họ nếu họ đủ vốn và tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật (không vi phạm khoản 2 điều 13 Luật doanh nghiệp).Tuy nhiên, cần có một số lưu ý như sau:1) Một cá nhân nhà đầu tư không được cùng một lúc là chủ sở hữu 2 Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) trở lên; vừa đồng thời là chủ sở hữu DNTN lại vừa đồng thời là thành viên hợp danh của Công ty Hợp danh; Không thể cùng một lúc là thành viên hợp danh của 2 Công ty hợp danh trở lên (trừ trường hợp có sự đồng ý của các thành viên hợp danh khác).2) Tổ chức không thể thành lập DNTN và thành viên hợp danh của Công ty hợp danh.3) Giám đốc (Tổng Giám đốc) công ty cổ phần không đồng thời làm Giám đốc (Tổng Giám đốc) ở doanh nghiệp khác.
    Xem thêm : thay đổi tên công ty
    Tuy nhiên hiện nay khi luật doanh nghiệp 2014 được áp dụng thì câu trả lời lại được thay đổi.
  2. Luật doanh nghiệp 2014 Căn cứ Khoản 3, Điều 183 của Luật Doanh nghiệp 2014 quy định thì: “Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh”. Điều này có nghĩa là một cá nhân chỉ được quyền thành lập 1 doanh nghiệp, và loại hình doanh nghiệp dành cho cá nhân chính là loại hình doanh nghiệp tư nhân.Theo đó, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào, đồng thời cũng không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
     
    Điều kiện để cá nhân đăng ký thành lập doanh nghiệpTheo quy định, một cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện cụ thể: Là cá nhân phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc nhóm đối tượng bị cấm tham gia thành lập hoặc quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Luật Doanh nghiệp 2014. Trường hợp cá nhân thành lập doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong các lĩnh vực có điều kiện thì bắt buộc cá nhân đó phải đáp ứng được các yêu cầu về điều kiện tương ứng (ví dụ như yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề đối với một số linh vực kinh doanh đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề…)Vì Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tất cả tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và đối tác, kể cả chủ nợ của các doanh nghiệp tư nhân nên luật doanh nghiệp 2014 chỉ cho phép mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân.        Một người hoàn toàn có quyền được thành lập hai hay nhiều công tyPháp luật hiện nay không có quy định hạn chế một cá nhân được thành lập bao nhiêu công ty. Có nghĩa là: một người hoàn toàn có quyền được thành lập hai hoặc nhiều công ty. Tuy nhiên, về vấn đề này, có một số điểm chú ý sau đây:* Cá nhân thành lập và quản lý công ty không được thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014:* Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự đồng ý của những thành viên hợp danh còn lại.

    * Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

    * Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

    * Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

    KẾT LUẬN
               Như vậy, chỉ trừ trường hợp doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh, một người có thể thành lập hoặc tham gia thành lập trên hai công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Người này có thể làm đại diện theo pháp luật cho những doanh nghiệp mà mình làm chủ.

    Hy vọng những thông tin trên đã phần nào giải đáp cho thắc mắc của quý bạn đọc. Hiện tại Luật Sio hiện có các gói dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói chỉ từ 1.190.000 đồng để khách hàng tham khảo và chọn lựa. Cam kết thủ tục nhanh chóng, đơn giản, thuận lợi và tiết kiệm . Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0904333396 để biết thêm các thông tin chi tiết cũng như tư vấn miễn phí. Xin chân thành cảm ơn./.

    Xem thêm : Thành lập hộ kinh doanh trọn gói từ 499k