Ngành nghề kinh doanh là một trong những thông tin bắt buộc phải có trong nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và đồng thời là cơ sở để chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực hiện bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh. Vậy tra cứu ngành, nghề kinh doanh tại đâu? Tất cả sẽ giải được giải đáp trong bài biết dưới đây.
Có mấy loại Ngành, nghề kinh doanh?
Khi đăng ký kinh doanh doanh và tra cứu ngành nghề, chủ doanh nghiệp cần chú ý tới hai đối tượng cụ thể sau: ngành nghề kinh doanh cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành.
Ngành, nghề kinh doanh cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
Hiện Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được công bố tại Phụ lục I Quyết định số 28/2017/ QĐ-TTg.
Một số mã ngành, nghề kinh doanh thông dụng như sau:
Mã ngành cấp 4 | Tên mã ngành |
1410 | May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) |
1622 | Sản xuất đồ gỗ xây dựng |
1701 | Sản xuất bột giấy, giấy và bìa |
3220 | Sản xuất nhạc cụ |
4511 | Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác |
4541 | Bán mô tô, xe máy |
4542 | Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô, xe máy |
4633 | Bán buôn đồ uống |
4634 | Bán buôn sản phẩm thuốc lá, thuốc lào |
4641 | Bán buôn vải, hàng may mặc, giày dép |
4649 | Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình |
4741 | Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh |
4753 | Bán lẻ thảm, đệm, chăn, màn, rèm, vật liệu phủ tường và sàn trong các cửa hàng chuyên doanh |
4772 | Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh |
4781 | Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ |
5813 | Xuất bản báo, tạp chí và các ấn phẩm định kỳ |
5820 | Xuất bản phần mềm |
5911 | Hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình |
5630 | Dịch vụ phục vụ đồ uống |
7110 | Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan |
7911 | Đại lý du lịch |
7912 | Điều hành tua du lịch |
8219 | Photo, chuẩn bị tài liệu và các hoạt động hỗ trợ văn phòng đặc biệt khác |
Ngoài ra, nếu ngành, nghề kinh doanh không có trong trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
Trường hợp có nhu cầu ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp, hộ kinh doanh lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Để được hỗ trợ về các thủ tục liên quan, vui lòng liên hệ Sio Law để được các chuyên gia tư vấn.
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Khoản 1 Điều 7 Luật đầu tư 2020 quy định rõ: Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Để tra cứu danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, bạn hãy vào Phụ lục IV Luật đầu tư 2020. Một số ngành nghề được liệt kê tỏng Phụ lục IV như sau:
– Sản xuất con dấu
– Kinh doanh các loại pháo, trừ pháo nổ
– Kinh doanh súng bắn sơn
– Kinh doanh dịch vụ xoa bóp
– Kinh doanh dịch vụ cầm đồ
– Hành nghề đấu giá tài sản
– Kinh doanh dịch vụ kế toán
– Kinh doanh dịch vụ kiểm toán
– Kinh doanh chứng khoán
– Kinh doanh bảo hiểm
– Kinh doanh xổ số
– Xuất khẩu gạo
– Hoạt động thương mại điện tử
– Sản xuất mỹ phẩm
– Kinh doanh vàng
– Kinh doanh xăng dầu
– Hoạt động kinh doanh của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô
– Hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Mỗi ngành nghề lại yêu cầu các điều kiện khác nhau theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Để được tư vấn kỹ hơn bạn hãy liên hệ với Sio Law để được chuyên gia giải đáp nhé!