Thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn?

Thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn?

Vốn là một trong những điều kiện tiên quyết để thành lập công ty, theo quy định của pháp luật. Vốn đăng ký kinh doanh để thành lập một công ty bao gồm 4 loại vốn kinh doanh cơ bản: vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn ký quỹ, và vốn nước ngoài. Trong bài viết này, Luật Sio Co., Ltd sẽ cung cấp nội dung của 4 loại vốn kinh doanh cơ bản này để trả lời cho câu hỏi Thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn?

                                  Công ty TNHH SIOLAW – Tổng đài tư vấn 0833898088

1. Vốn điều lệ:

Vốn điều lệ là số vốn của doanh nghiệp được công ty đăng ký với Sở kế hoạch và đầu tư theo nhu cầu hoạt động và quy mô của công ty sau khi thành lập.

Ví dụ: Công ty dự tính tổng chi phí hoạt động của mình bao gồm biến phí và định phí là 7 tỷ đồng, nguồn vốn mở rộng hoạt động là 1 tỷ 800 triệu đồng, thì có thể đăng ký vốn điều lệ khoảng 8 tỷ 800 triệu đồng.

Vốn điều lệ của công ty Việt Nam được doanh nghiệp thỏa mái đăng ký mà không bị vướng mắc với các quy định khác của pháp luật. Nhưng phải chịu trách nhiệm trên số vốn của công ty khi thành lập thì tùy theo loại hình thành lập doanh nghiệp sao cho số vốn hợp lý.

Công ty cổ phần, công ty tnhh thì chủ sở hữu phần vốn góp sẽ chịu trách nhiệm trên số vốn góp của mình, còn loại hình doanh nghiệp tư nhân, thì chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn trên tất cả tài sản của mình.

2. Vốn pháp định:

Đây là số tiền tối thiểu để công ty được thành lâp theo quy định của nhà nước. Tuỳ vào loại hình kinh doanh có điều kiện hay không điều kiện mà có mức vốn khác nhau theo quy định tại Điều 3 nghị định 76/2015/NĐ – CP. Vốn pháp định là mức vốn bắt buộc phải có để đăng ký kinh doanh 1 ngành nghề có điều kiện.

Ví dụ: Kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải có đủ vốn 2 tỷ thì mới đăng ký được. Nếu bạn có 1,5 tỷ thì sẽ không đăng ký được ngành này.

Vì trong đăng ký ngành nghề kinh doanh có 2 dạng: ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ngành nghề kinh doanh không có điều kiện (ngành nghề bình thường). Ngành nghề kinh doanh có điều kiện lại chia làm 2 loại:

  • Ngành nghề yêu cầu vốn pháp định.
  • Ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề.

Muốn đăng ký được ngành nghề có điều kiện yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp phải đăng ký được số vốn pháp định (vốn tối thiểu để đăng ký 1 ngành nghề có điều kiện quy định tai bảng ngành nghề kinh doanh có điều kiện tùy vào từng ngành).

Ví dụ: 1 số ngành kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định (mức vốn tối thiểu) như sau: dịch vụ bảo vệ, đòi nợ (tối thiều 2 tỷ), kinh doanh Bất động sản (tối thiều 20 tỷ), ….. còn 1 số ngành khác nó quy định trong biểu mục.

3. Vốn ký quỹ:

Đây là số vốn trong vốn bắt buộc tuy nhiên doanh nghiệp của bạn phải có một khoản tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng, nhằm đảm bảo sự hoạt động của công ty.

Ví dụ: Khi thành lập công ty TNHH cho kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế inbound là 250 triệu, outbound là 500 triệu. Dịch vụ bảo vệ, đòi nợ thuê là 2 tỷ đồng.

4. Vốn góp nước ngoài:

Đây là phần vốn có tỷ lệ nhất định vào công ty Việt Nam hoặc sử dụng toàn bộ vốn để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Loại vốn này chỉ có những công ty liên quan tới nước ngoài mới cần chú ý tới.

Lưu ý: Số vốn góp ảnh hưởng trực tiếp tới việc nộp thuế môn bài sau khi hoàn tất quy trình thành lập công ty nên các doanh nghiệp cần phải chú ý tuyệt đối vấn đề này.

Quy Định về vốn công ty cổ phần:

  • Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
  • Cổ phần đã bán là số cổ phần được quyền chào bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại đã được đăng ký mua.
  • Cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ chào bán để huy động vốn. Số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng số cổ phần các loại mà công ty sẽ bán để huy động vốn, bao gồm cổ phần đã được đăng ký mua và cổ phần chưa được đăng ký mua.
  • Cổ phần chưa bán là cổ phần được quyền chào bán và chưa được thanh toán. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần chưa bán là tổng số cổ phần mà chưa được các cổ đông đăng ký mua.
  • Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:
    • Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông.
    • Công ty mua lại cổ phần đã phát hành quy định tại Điều 129 và Điều 130 của Luật này.
    • Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 112 của Luật này.

Xem thêm: Những trường hợp giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

Khuyến nghị của Công ty TNHH SIOLAW

Bài viết trong lĩnh vực trên được chuyên gia của Công ty TNHH SIOLAW thực hiện không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có tham khảo kiến thức từ những nguồn tin cậy khác nhau và mang quan điểm của cá nhân tác giả.

Vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, vui lòng liên hệ Công ty TNHH SIOLAW qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 0833898088 để được giải đáp mọi thắc mắc.