Tư cách pháp nhân không chỉ là tư cách pháp lý của một tổ chức, doanh nghiệp mà nó còn ảnh hưởng đến việc chọn loại hình doanh nghiệp nào để thành lập. Cá nhân lựa chọn thành lập doanh nghiệp tư nhân một loại hình doanh nghiệp khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay, phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Vậy Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không?
Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
- Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, do 1 cá nhân bỏ vốn ra thành lập và làm chủ, chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quản lý công ty.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của doanh nghiệp.(Nếu doanh nghiệp phá sản thì mọi tài sản đứng tên của chủ doanh nghiệp như nhà cửa, đất đai đều được đem ra để thanh toán nợ).
- Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Tham khảo: Chi nhánh doanh nghiệp tư nhân
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân
Quyền quản lý doanh nghiệp
Chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau thuế; có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý điều hành doanh nghiệp nhưng phải khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp
Do chủ doanh nghiệp tư khai và có nghĩa vụ khai báo chính xác. Toàn bộ vốn tài sản, kể cả vốn vay và tài sản thuê đưa vào hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân, có quyền tăng hoạc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký, thì chủ doanh nghiệp tư nhân được giảm vốn sau khi đã khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Cho thuê doanh nghiệp
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyên cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình nhưng phải báo cáo bằng văn bản kèm theo bản hợp đồng có công chứng đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế. Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp. Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định trong hợp đồng cho thuê.
Bán doanh nghiệp tư nhân
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về tất cả các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.. Người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại theo quy định của luật doanh nghiệp.
Tạm ngừng hoạt động
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng phải báo cáo bằng văn bản về thời hạn tạm ngừng cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế. Trong thời hạn tạm ngừng hoạt dộng chủ doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ, vẫn phải chịu trách nhiệm với các chủ nợ, chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Thời gian ngừng hoạt động tối đa 2 năm (lần đầu làm tạm dừng trong vòng 1 năm, lần 2 tiếp tục làm thủ tục ngừng hoạt động thêm 1 năm nữa).
Như vậy, doanh nghiệp tư nhân có chủ sở hữu duy nhất là một cá nhân, mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập một doanh nghiệp tư nhân và không được phép đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Vì vậy Doanh nghiệp tu nhân không có tư cách pháp nhân.
Khuyến nghị của Công ty TNHH SIOLAW
Bài viết trong lĩnh vực trên được chuyên gia của Công ty TNHH SIOLAW thực hiện không nhằm mục đích thương mại.
Bài viết có tham khảo kiến thức từ những nguồn tin cậy khác nhau và mang quan điểm của cá nhân tác giả.
Vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, vui lòng liên hệ Công ty TNHH SIOLAW qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 0833898088 để được giải đáp mọi thắc mắc.