Điều kiện thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Công ty cổ phần là gì?

Thành lập công ty TNHH 1 thành viên, là mục tiêu của bạn đang hướng đến, Khi hiểu được những điều kiện để thành lập công ty TNHH 1 thành viên sẽ giúp bạn có định hướng tốt hơn trong kế hoạch của mình. Luật Sio Co., Ltd sẽ cung cấp đầy đủ thông tin tới bạn.

Công ty TNHH 1 thành viên
                                                  Công ty TNHH SIOLAW – Tổng đài tư vấn 0833898088

Công ty TNHH 1 thành viên là gì?

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp các chủ thể tham gia thành lập Công ty TNHH một thành viên có thể là một tổ chức hoặc là một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

Tham khảo thêm: Điều kiện, trình tự giải thể Công ty TNHH

Điều kiện để thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Những điều kiện để thành lập công ty TNHH 1 thành viên được pháp luật quy định khá rõ ràng. Vì vậy trước khi thành lập công ty, chủ sở hữu dù là cá nhân, hay tổ chức thì đều cần nắm rõ những điều kiện bắt buộc theo quy định như sau:

Điều kiện về chủ sở hữu

Tổ chức cá nhân tham gia doanh nghệp phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị nhà nước cấm thành lập hoặc tham gia doanh nghiệp.

Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

Tên công ty

Tên doanh nghiệp được đặt không trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã được đăng ký. Đồng thời tên doanh nghiệp phải bảo đảm ít nhất có hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
Ví dụ: “CÔNG TY TNHH ABC “  Loại hình là: “TNHH”, Tên riêng là: “ABC”
Tên công ty không được trùng lặp với tên công ty đã có trước đó ( Áp dụng trên toàn quốc)

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh, đầu tư được áp theo mã ngành của hệ thống ngành nghề Việt Nam. Tùy ngành nghề hoạt động sẽ có những quy định về điều kiện về vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề và điều kiện về giấy phép con sau hoạt động. Vì vậy, trước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn cần phải cân nhắc trong việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh của mình một cách phù hợp.

Pháp luật Việt Nam cấm kinh doanh các ngành nghề sau:

  • Kinh doanh vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng và phương tiện kỹ thuật quân sự chuyên dùng của các lực lượng vũ trang;
  • Kinh doanh chất nổ, chất độc, chất phóng xạ;
  • Kinh doanh chất ma tuý;
  • Kinh doanh mại dâm, dịch vụ tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em;
  • Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc;
  • Kinh doanh các hoá chất có tính độc hại mạnh;
  • Kinh doanh các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng;
  • Kinh doanh các sản phẩm văn hoá phản động, đồi trụy, mê tín, dị đoan hoặc có hại đến giáo dục nhân cách;
  • Kinh doanh các loại pháo;
  • Kinh doanh thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định và các loại động vật, thực vật quý hiếm khác cần được bảo vệ;
Trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh những ngành nghề theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề thì người quản lý, điều hành doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề lưu tại trụ sở công ty.

Pháp luật Việt Nam quy định các ngành nghề sau phải có chứng chỉ hành nghề:

  • Kinh doanh dịch vụ pháp lý;
  • Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm;
  • Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thu ý;
  • Kinh doanh dịch vụ thiết kế công trình;
  • Kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
  • Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán.

Lựa chọn trụ sở chính của công ty

Theo quy định của Luật doanh nghiệp, trụ sở doanh nghiệp phải rõ ràng bao gồm các yếu tố số nhà, tên đường/ngõ/phố, xã/phường/thị trấn, huyện/quận/thị xã, thành phố, tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương.

Có điện thoại, email và cần lưu ý rằng trụ sở chính không được là chung cư, khu tập thể trừ khi tòa nhà được cấp phép xây dựng cho mục đích cho thuê làm văn phòng.

Điều kiện về vốn doanh nghiệp

Việc lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp khi thành lập công ty có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình hoạt động của công ty sau này. Hiện nay, Luật doanh nghiệp không có quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu hoặc tối đa khi thành lập doanh nghiệp. Vì vậy, tùy vào từng điều kiện thực tế, ngành nghè kinh doanh và nhu cầu thực tế mà bạn có thể tự đưa ra một mức vốn điều lệ cho doanh nghiệp mình. Lưu ý là trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp bạn phải góp đủ số vốn đã đăng ký.

Tham khảo thêm: Công ty TNHH 1 thành viên là gì?

Khuyến nghị của Công ty TNHH SIOLAW

Bài viết trong lĩnh vực trên được chuyên gia của Công ty TNHH SIOLAW thực hiện không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có tham khảo kiến thức từ những nguồn tin cậy khác nhau và mang quan điểm của cá nhân tác giả.

Vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, vui lòng liên hệ Công ty TNHH SIOLAW qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 0833898088 để được giải đáp mọi thắc mắc.