Đặc trưng cơ bản của Công ty Cổ phần

Có rất nhiều câu hỏi gửi đến cho Luật Sio Co., Ltd liên quan đến việc phân tích những đặc trưng cơ bản của công ty cổ phần. Vì vậy bài viết này sẽ làm rõ 4 đặc trưng của công ty cổ phần để các bạn hiểu rõ hơn về loại hình công ty này.

                                                         Công ty TNHH SIOLAW- Tổng đài tư vấn 0833898088

Thứ nhất, về vốn điều lệ của công ty

Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.

Như vậy, vốn điều lệ của công ty cổ phần sẽ được chia thành các phần nhỏ bằng nhau, việc góp vốn được thực hiện thông qua hình thức mua cổ phần. Pháp luật không quy định về mức tối đa số cổ phần một thành viên có thể mua tuy nhiên các thành viên có thể thỏa thuận và quy định trong điều lệ về giới hạn tối đa số cổ phần được mua của từng thành viên.

Thứ hai, về chế độ trách nhiệm tài sản

Công ty cổ phần chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong tài sản của công ty. Các cổ đông trong công ty chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ khác của công ty trong phạm vi số vốn góp của từng thành viên.

Xem thêm về: Dịch vụ giải thể công ty cổ phần 

Thứ ba, về việc chuyển nhượng phần vốn góp

Cổ phần của công ty cổ phần được thể hiện dưới dạng cổ phiếu. Việc chuyển nhượng vốn góp thông qua thủ tục mua bán cổ phiếu giữa giữa các thành viên, giữa thành viên và các cá nhân, tổ chức khác. Việc mua bán cổ phần là quyền tự do của các bên, tuy nhiên để hạn chế rủi ro, tạo sự ổn định cho sự thành lập và phát triển của doanh nghiệp

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì:

  • Loại cổ phần được chuyển nhượng: Cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại;
  • Cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.

Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ một số trường hợp pháp luật quy định hay điều lệ công ty có quy định khác. Cụ thể theo quy định tại  Điều 127 của Luật Doanh nghiệp năm 2020:

  • Trong 03 năm đầu tiên hoạt động (kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp), các cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cổ phần cho nhau; và nếu có nhu cầu chuyển nhượng cho một người khác không phải là cổ đông sáng lập nếu được Đại Hội đồng cổ đông đồng ý.
  • Sau thời hạn 3 năm đầu (như đã nêu trên), các cổ đông sáng lập của công ty được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cả người không phải là cổ đông công ty.

Thứ tư, về huy động vốn

Trong quá trình hoạt động, Công ty Cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại, có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và theo Điều lệ của công ty (ĐIều 112 Luật doanh nghiệp 2020 hiện đang áp dụng).

Xem thêm về: Điều kiện thành lập công ty cổ phần 

Khuyến nghị của Công ty TNHH SIOLAW

Bài viết trong lĩnh vực trên được chuyên gia của Công ty TNHH SIOLAW thực hiện không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có tham khảo kiến thức từ những nguồn tin cậy khác nhau và mang quan điểm của cá nhân tác giả.

Vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, vui lòng liên hệ Công ty TNHH SIOLAW qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 0833898088 để được giải đáp mọi thắc mắc.